Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, chính quyền Obama đã thể hiện rõ chính sách can dự toàn diện nhằm thúc đẩy một trật tự quốc tế mới công bằng và bền vững.

 


Châu Á – Thái Bình Dương được xác định là khu vực ưu tiên của Hoa Kỳ do bàn cờ chính trị - chiến lược – an ninh và kinh tế của khu vực có những chuyển động mau lẹ, tác động đến lợi ích và vai trò của Hoa Kỳ ở khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng.  Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những trung tâm ảnh hưởng mới với các đối tác khu vực châu Á. Trong bổi cảnh đó, Việt Nam cùng với Indonesia và Malaysia được coi là những đối tác mới và tiềm năng ở Đông Nam Á mà Hoa Kỳ chủ trương tăng cường quan hệ, được thể hiện rõ trong các văn bản chiến lược quốc gia như Báo cáo Quốc phòng 4 năm và Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ 2010.



Trong năm 2010, Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng đều công du Việt Nam. Riêng bà Clinton thăm Việt Nam hai lần, một trong số đó là chuyến thăm chính thức và dự Hội nghị An ninh khu vực ASEAN (ARF) và một đại diện cho Hoa Kỳ với tư cách Ngoại trưởng và khách mời của Việt Nam dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS), chuẩn bị cho việc tham gia của Hoa Kỳ ở cấp Tổng thống năm 2011. Trong khi đó, chuyến đi của Bộ trưởng Robert Gates cũng là chuyến thăm chính Việt Nam và lần đầu dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +). Hai chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton và Tổng trưởng Quốc phòng Gates thể hiện rõ quan tâm của Hoa Kỳ trong mối bang giao ngày càng mở rộng với Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường quốc lực, lấn át ảnh hưởng của Hoa Kỳ châu Á – Thái Bình Dương. Bởi lẽ đó, những bước đi chủ động Hoa Kỳ với Việt Nam trong năm qua không phải là không có cơ sở.



Ưu tiên của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam



Hợp tác của Hoa Kỳ được thể hiện qua nhiều bước đi cụ thể với khu vực nói chung và với Việt Nam, đáng chú ý là việc Ngoại trưởng Clinton chọn thăm châu Á đầu tiên, Hoa Kỳ tham gia diễn đàn khu vực ASEAN, ký hiệp định hợp tác thân thiện với các nước ASEAN và Ngoại trưởng Clinton tới Việt Nam hai lần trong năm nay.



Lâu nay, vấn đề kinh tế được xem là động lực quan trọng nhất của quan hệ song phương và lãnh vực này đã đạt được những thành tựu đáng nể. Quan hệ kinh tế - thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam tăng lên nhanh chóng, từ vài trăm triệu Mỹ kim năm 2001 lên trên 15 tỷ Mỹ kim năm 2009. Tuy kim ngạch còn khiêm tốn và chủ yếu là kết quả nhập siêu của Hoa Kỳ với Việt Nam, quan hệ kinh tế cũng góp phần quan trọng vào việc mở rộng và gia tăng hợp tác giữa hai bên sang nhiều lãnh vực khác.



Quan hệ quốc phòng với Việt Nam đã được cải thiện một cách kịp thời và nhanh chóng. Đối với Hoa Kỳ, việc phát triển quan hệ quân sự với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện hòa bình và an ninh khu vực và trên thế giới. Năm qua, hai bên tiếp tục trao đổi các chuyến thăm cấp cao, điển hình là chuyến thăm của Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates đến Việt Nam. Hai bên nhất trí hợp tác trong nhiều lãnh vực khác nhau như giữ gìn hòa bình, đào tạo quân y, tìm kiếm người mất tích, đào tạo tiếng Anh, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hai bên cũng có cơ chế tiến hành các cuộc đối thoại định kỳ về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như tiến hành các cuộc đối thoại song phương giữa quân đội, hải quân, không quân hai nước và mới đây là hợp tác thông qua diễn đàn đa phương như ADMM+ hay Đối thoại Shangri-la. Một lãnh vực hợp tác mới nằm trong ưu tiên đối ngoại của Hoa Kỳ là chống biển đổi khí hậu, trong đó Hoa Kỳ đã chủ động đưa ra và triển khai Sáng kiến tiểu vùng sông Mekong với các đối tác như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. Một lãnh vực khác có kết quả nổi bật là hợp tác giáo dục. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ tăng lên mức trên 13.000 sinh viên. Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước hàng đầu có sinh viên du học tại Hoa Kỳ.



Về biển Đông, sau khi Trung Quốc nói biển Đông là vấn đề thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, quan trọng như vấn đề Tây Tạng và Đài Loan, Hoa Kỳ đã có phản ứng một cách tích cực và rõ ràng về vấn đề biển Đông. Lần đầu tiên, tại Hội nghị ARF 17 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton đã gọi việc “tự do thông thương” trên biển Đông là vấn đề thuộc “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ; phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; kêu gọi giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình; tôn trọng luật quốc tế tại biển Đông; ủng hộ các bên liên quan đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.



Giải quyết những khác biệt




Vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo là những khác biệt căn bản giữa hai nước. Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Ngoại trưởng Clinton cũng đã nêu quan ngại với phía Việt Nam. Theo phúc trình gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam tuy được đánh giá là có tiến triển trên một số lãnh vực những cũng còn những tồn tại đáng kể. Những vụ việc gần đây liên quan đến việc bắt giữ các Blogger, làm dấy lên lo ngại tại Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, đưa đến những áp lực của cộng đồng và số nghị sĩ tại Quốc hội muốn đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.



Tuy nhiên, hai bên cũng có bước đi nhằm giải quyết những vấn đề được gọi là di sản chiến tranh. Ngoại trưởng Clinton phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam gần đây là hai bên sẽ hướng tới và cùng làm việc để có một tương lai tốt đẹp hơn. Hoa Kỳ sẽ trợ giúp Việt Nam trong các hoạt động tìm kiếm quân nhân của phía Việt Nam mất tích  trong chiến tranh và tiếp tục khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin, trước măt là xử lý ô nhiễm tại Sân bay Đà Nẵng và hỗ trợ cho người khuyết tật vì nhiều nguyên nhân khác nhau ở Việt Nam.



Triển vọng quan hệ




Xét về khía cạnh chiến lược, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ủng hộ Hoa Kỳ trong tiến trình trở lại Đông Nam Á, mời Hoa Kỳ tham gia Hội nghị EAS và ADMM +. Gần đây, Việt Nam đã ra tuyên bố sẽ trở thành đối tác đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP bao gồm Hoa Kỳ và một số nước phát triển trong khu vực cùng tham gia vào một thỏa thuận tự do thương mại với những tiêu chuẩn của thế kỷ 21. Việc tham gia từ đầu và gặt gái thành công trong TPP sẽ giúp Việt Nam phát triển vững mạnh, phồn vinh và độc lập; sẽ đưa lại vai trò quan trọng hơn cho Việt Nam trong sự phát triển khu vực và thế giới. Điều này cũng phù hợp với mong muốn và lợi ích của Hoa Kỳ.


 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152770182.